Củ gừng gió trồng thành công ở vùng núi phía Tây Quảng Ngãi

Củ gừng gió trồng thành công ở vùng núi phía Tây Quảng Ngãi

 Sau 1 thời gian dài biết đến từ lời truyền miệng và tiêu thụ với hình thức củ tươi, gừng gió, một đặc sản vùng núi phía Tây Bắc Quảng Ngãi, đã có mặt trên thị trường trong và ngoài nước, bằng những sản phẩm chế biến, như gừng gió sên mật ong, cốm gừng, viên ngậm gừng

 Thơm lừng đặc sản được ghép tên với một vị thần

 Không phải đến bây giờ mà từ hàng chục năm về trước, những ai từng có dịp đặt chân đến huyện miền núi Tây Trà (nay được sáp nhập về huyện Trà Bồng), không lạ gì với đặc sản, được đồng bào thiểu số nơi đây gọi tên là gừng gió.

Gừng gió, đặc sản của người dân vùng miền núi phía Tây Bắc của tỉnh Quảng Ngãi.Ảnh: HN

 Khi được hỏi về tên gọi khá khá ngộ nghĩnh, nhiều già làng giải thích, không như cùng loại ở đồng bằng, gừng gió dù mọc tự nhiên, hay được bà con trồng đều ở khu vực núi trống và luôn có nhiều gió.

 Còn một số khác thì cho rằng, do loại gừng này sinh trưởng và phát triển ở khu vực cao và trống, nhưng có mùi hương rất thơm nên được gió mang bay đi rất xa... cho nên được gọi, đặt tên gừng gió.

 Hư thực về cách gọi, đặt tên có thể còn nhiều bàn cãi, nghi hoặc nhưng có điều, ai đã từng tiếp cận với sản vật này đều xác nhận vị của gừng gió vô cùng đặc biệt, cay, ngọt nhẹ và thanh, chứ không gắt và thơm vô cùng.

 Và một điểm đặc biệt nữa là dù là rất dễ trồng, với tỷ lệ sống đạt gần 100%, nhưng không ở nơi nào, mà gừng gió cho mùi vị như khi được trồng ở khu vực núi phía Tây của Trà Bồng.

 Do trồng ở đồi, núi cao, đất cằn cỗi và trống trải; đồng thời theo kiểu đặt giống (củ) xuống, lấp đất xong và phần còn lại "giao cho trời", mà không có bất kỳ sự chăm sóc, hay bón phân từ người trồng.

 Vì thế củ của gừng gió khi thu hoạch, thường chỉ có kích cỡ chỉ nhỉnh hơn ngón chân cái, hoặc hơn 2 ngón tay người lớn một chút. Tuy nhiên bù lại, hương vị của loại gừng này không nơi nào sánh bằng, vì vậy được người dân miền xuôi vô cùng ưa chuộng, tìm đặc mua.

Người dân và cán bộ huyện Trà Bồng đang trao đổi thông tin về gừng gió.Ảnh: HN

 Còn nhớ tại thời điểm cách đây gần 10 năm, trong khi giá bán của gừng cùng loại trồng ở đồng bằng chỉ từ 10 – 15.000 đồng/kg tươi, thì gừng gió đã được thương lái tìm, đặt mua, với giá trên dưới 100.000 đồng/kg tươi.

 Nâng tầm giá trị cho đặc sản gừng gió

 Sau một thời gian dài được biết đến từ truyền miệng và "vô danh phận", vào năm 2021, củ gừng gió của miền núi phía Tây Bắc Quảng Ngãi, đã chính thức có tên trong danh sách là đặc sản của tỉnh, khi cấp thẩm quyền Quảng Ngãi đồng ý, cho phép sử dụng địa danh "Trà Bồng" và xác nhận bản đồ khoanh vùng sản xuất, để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm "Gừng gió (hay gừng sẻ) Trà Bồng".

Một khu vực trồng gừng gió của người dân Trà Bồng.Ảnh: HN

 Theo đó huyện Trà Bồng đã đưa cây bản địa này vào danh mục cây trồng ưu tiên phát triển, nhằm đa dạng sinh kế, tạo thu nhập cho người dân; gắn với bảo tồn nguồn gen cây bản địa quý giá này.

 Từ chỗ trồng nhỏ lẻ, năm 2021, với vai trò là chủ thể, HTX Nông nghiệp Sơn Trà liên kết với khoảng 30 hộ dân địa phương, để phát triển vùng nguyên liệu gừng gió lên 6 ha và xây dựng sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh.

Nâng tầm sản phẩm gừng gió

 Bên cạnh đó, nhờ sự kết nối giữa người trồng và tổ chức trồng ở địa phương, với doanh nghiệp ngoài tỉnh, đã đưa gừng gió từ chỗ chỉ tiêu thụ là củ tươi, được "nâng tầm" giá trị bằng những sản phẩm chế biến khá đa dạng và phong phú, như: Gừng gió sên mật ong, cốm gừng đông trùng hạ thảo, viên ngậm gừng…

 Ông Hồ Văn Đường, một người trồng gừng gió ở thôn Trà Ong, xã Sơn Trà, huyện Trà Bồng cho biết, hiện giá trị kinh tế của gừng gió cao hơn nhiều, so với các loại cây khác đang trồng phổ biến tại đây.

Một số sản phẩm chế biến từ gừng gió Tây Trà - Quảng Ngãi của Công ty TNHH Hoàng Linh Biotech

Đơn cử như trồng 1 ha cây gừng gió, có thể thu về 50 triệu đồng/vụ, còn như cây keo thì trồng 3-4 năm, chưa chắc đã bán và thu về được số tiền (50 triệu đồng) này.


Quảng Ngãi: Tiềm năng phát triển vùng chuyên canh cây dược liệu

Thành phần dinh dưỡng và tác dụng của cây gừng gió

SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI GIỐNG GỪNG SẺ BẢN ĐỊA CỦA NGƯỜI ĐỒNG BÀO CO HUYỆN MIỀN NÚI TRÀ BỒNG

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU GIỐNG GỪNG SẺ BẢN ĐỊA “KÀNHA” CỦA NGƯỜI CO HUYỆN TRÀ BỒNG, TỈNH QUẢNG NGÃI

Bình chọn bài viết:
Bài viết xem thêm
THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT ÂM LỊCH 2025

THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT ÂM LỊCH 2025

Từ ngày 25/01/2025 (26 tháng Chạp) đến ngày 05/02/2025 (mùng 05 tháng Giêng).

Củ gừng gió trồng thành công ở vùng núi phía Tây Quảng Ngãi

Củ gừng gió trồng thành công ở vùng núi phía Tây Quảng Ngãi

Củ gừng gió của miền núi phía Tây Bắc Quảng Ngãi, đã chính thức có tên trong danh sách là đặc sản của tỉnh, khi cấp thẩm quyền Quảng Ngãi đồng ý, cho phép sử dụng địa danh "Trà Bồng" và xác nhận bản đồ khoanh vùng sản xuất, để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm "Gừng gió (hay gừng sẻ) Trà Bồng".

SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI GIỐNG GỪNG SẺ BẢN ĐỊA CỦA NGƯỜI ĐỒNG BÀO CO HUYỆN MIỀN NÚI TRÀ BỒNG

SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI GIỐNG GỪNG SẺ BẢN ĐỊA CỦA NGƯỜI ĐỒNG BÀO CO HUYỆN MIỀN NÚI TRÀ BỒNG

Từ năm 2022, trong khuôn khổ của dự án, khoa học công nghệ cấp tỉnh “ Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gừng sẻ bản địa (gừng gió) Trà Bồng theo chuỗi giá trị ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi “ , do Công ty Hoàng Linh Biotech chủ trì thực hiện dự án, Công ty đã tổ chức sản xuất thương mại giống gừng sẻ bản địa của người đồng bào dân tộc thiểu số Co thuộc huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.

'Vàng mềm' từ núi cao mang lại sức khỏe và giá trị cao

'Vàng mềm' từ núi cao mang lại sức khỏe và giá trị cao

Khi nhắc đến đông trùng hạ thảo (ĐTHT), không ít người liên tưởng ngay đến hình ảnh của một loại dược liệu quý giá, được xem như 'vàng mềm' của thiên nhiên. Với giá trị dược lý vượt trội cùng quy trình nuôi cấy phức tạp, loại thảo dược này đang ngày càng được quan tâm và nghiên cứu, đặc biệt tại Việt Nam.

Quận 12: Hơn 300 doanh nghiệp trong và ngoài quận tham gia kết nối giao thương B2B

Quận 12: Hơn 300 doanh nghiệp trong và ngoài quận tham gia kết nối giao thương B2B

(Thanhuytphcm.vn) - Chiều 23/10, UBND Quận 12 tổ chức Hội nghị kết nối giao thương B2B Chủ đề “Đồng hành và Phát triển” giữa doanh nghiệp các Quận 7, 12, Bình Tân, Tân Phú, Gò Vấp (Cụm thi đua 3).

Quận 12: Trao Giấy chứng nhận đạt 3 sao đối với sản phẩm OCOP

Quận 12: Trao Giấy chứng nhận đạt 3 sao đối với sản phẩm OCOP

Chiều 15/10, UBND Quận 12 tổ chức Lễ trao quyết định và Giấy chứng nhận đạt 3 sao đối với sản phẩm OCOP Quận 12. Đến dự có đồng chí Đậu An Phúc, Ủy viên Ban Thường vụ Quận ủy, Phó Chủ tịch UBND quận.

Hoàng Linh Biotech: Vì sức khỏe người Việt

Hoàng Linh Biotech: Vì sức khỏe người Việt

DNVN - Hoàng Linh Biotech được biết tới là một trong những doanh nghiệp tiên phong đưa Đông trùng hạ thảo vào món ăn thường ngày và giới thiệu tới thị trường với mức giá rất phải chăng, giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận và sử dụng.

Tăng cường hỗ trợ tuần hoàn máu nhờ Trà túi lọc Đông Trùng Hạ Thảo HLB

Tăng cường hỗ trợ tuần hoàn máu nhờ Trà túi lọc Đông Trùng Hạ Thảo HLB

Trà túi lọc đông trùng hạ thảo HLB giúp người dùng tiết kiệm được thời gian chế biến và giữ trọn vẹn những dưỡng chất trong dược liệu. Đồng thời, đây cũng là thức uống đang được nhiều người tin dùng để giúp cải thiện hệ hô hấp, tăng cường việc hấp thụ oxy trong máu giúp ngăn ngừa phòng chống các bệnh về tim mạch.

Doanh nghiệp khoa học công nghệ: tiên phong đổi mới sáng tạo vì cộng đồng

Doanh nghiệp khoa học công nghệ: tiên phong đổi mới sáng tạo vì cộng đồng

(VOH) - Nhìn lại chặng đường hình thành và phát triển 45 năm qua, lĩnh vực khoa học – công nghệ Thành phố đã có những dấu ấn nổi bật, gắn liền với sự phát triển của TP.

Quảng Ngãi: Thu hút đầu tư, giảm nghèo bền vững vùng DTTS và miền núi

Quảng Ngãi: Thu hút đầu tư, giảm nghèo bền vững vùng DTTS và miền núi

“Sau khi đi tìm hiểu thì tôi quyết định cùng đồng bào phát triển cây gừng gió này lên. Bởi vì nó là một sản phẩm dược liệu đặc thù và rất tuyệt vời của tỉnh Quảng Ngãi. Lúc đầu tôi cũng muốn xây dựng nhà máy chế biến tại tỉnh những sau đó quyết định đặt tại Trà Bồng để giúp bà con mở rộng vùng trồng, nâng cao thu nhập. Về các thủ tục thì tỉnh Quảng Ngãi và các sở ngành tạo điều kiện hết sức, tôi không thấy có khó khăn gì.”

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU GIỐNG GỪNG SẺ BẢN ĐỊA “KÀNHA” CỦA NGƯỜI CO HUYỆN TRÀ BỒNG, TỈNH QUẢNG NGÃI

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU GIỐNG GỪNG SẺ BẢN ĐỊA “KÀNHA” CỦA NGƯỜI CO HUYỆN TRÀ BỒNG, TỈNH QUẢNG NGÃI

Gừng sẻ bản địa "Kànha" là loại cây gia vị, dược liệu quen thuộc của đồng bào Co xã Sơn Trà, huyện miền núi Trà Bồng. Người dân địa phương thường trồng nhỏ lẻ để dùng làm gia vị chế biến món ăn hay điều trị những bệnh thông thường như cảm cúm, viêm họng, ho, đau bụng...

Thông báo lịch nghỉ Lễ Quốc Khánh 2/9

Thông báo lịch nghỉ Lễ Quốc Khánh 2/9

Cảm ơn Quý khách đã luôn đồng hành cùng chúng tôi. Chúc Quý khách có một kỳ nghỉ Lễ thật vui vẻ và ý nghĩa.

0
Tư vấn miễn phí 028.3889.3868

1
Chat với Hoàng Linh Biotech!