Trà là gì? Trà Đông Trùng Hạ Thảo và Những Lợi ích Tuyệt Vời

Trà là gì? Trà Đông Trùng Hạ Thảo và Những Lợi ích Tuyệt Vời

Trà Túi Lọc Đông Trùng Hạ Thảo Hoàng Linh Biotech có gì đặt biệt?

Trà xưa

 Trà là thức uống mang đậm bản sắc văn hoá người Việt. Có thể nói, một bộ ấm pha trà là thứ không thể thiếu trong mỗi gia đình người Việt. Suốt bốn mùa xuân – hạ - thu - đông, khắp ba miền Bắc – Trung – Nam, từ lầu son gác tía tới chốn Thiền môn, từ người nông dân đến bậc trí sĩ, dù lễ tết hay hiếu hỉ, người Việt đều uống trà, mời trà. Trà không còn chỉ là một thức uống mà đã trở thành một nét văn hóa xưa – nay.

 Ở chốn Thiền môn, trà được xem như vật phẩm tĩnh toạ, nên có câu: “trà vị, Thiền vị, thị nhất vị”, nghĩa là trà và Thiền là một. Cách uống trà của Thiền môn thể hiện rõ nét những triết lý tu học qua bốn chữ: Hòa (sự hòa hợp của thiên nhiên và con người), Kính (kính trọng sự tồn tại của vạn vật), Thanh (sự thanh khiết của vật chất và tinh thần), Tịnh (sự bình an của tâm hồn).

 Ở nơi dân dã, không một ngôi làng Việt Nam nào thiếu quán cóc dưới gốc đa, với một ấm trà, vài chiếc ghế, một ống điếu thuốc lào, người uống trà có thể nhấm nháp thêm kẹo lạc, kẹo vừng, bánh đậu xanh…

 Uống trà có thể là độc ẩm (uống một mình), đối ẩm (hai người) hoặc quần ẩm (nhiều người), nên người xưa có câu: “Trà tam, rượu tứ”. Mỗi độ Xuân về hay tiết Trung thu, các tao nhân mặc khách lại tụ họp cùng nhau thưởng trà, ngắm trăng, bình thơ. Mời trà và dùng trà cũng là cách để kiếm tìm tri kỷ, kết mối thâm giao.

 Theo đó, một cuộc trà đúng lễ phải hội đủ những tiêu chí: Nhất thủy (nước pha trà phải ngon), Nhì trà (loại trà tinh túy), Tam bôi, Tứ bình (dụng cụ và cách thức pha trà phải chuẩn), Ngũ quần anh (tri kỉ cùng thưởng trà).

 Các tiền nhân sành sỏi trong nghệ thuật uống trà cho rằng: Trà có nhiều nước, nước đầu tiên là nước thiếu nữ, thanh khiết, ngọt ngào. Nước thứ hai là nước thiếu phụ, đậm đà, sâu thẳm, đó mới thực sự là hồn cốt tinh túy trong một ấm trà. Sau cái đắng chát là vị ngọt hậu cứ đọng mãi không tan.

 Bởi vậy, trà giúp nuôi dưỡng tâm hồn thanh khiết và là nguồn cảm hứng bất tận cho thi nhân. Dân gian vẫn còn lưu truyền những áng thơ trác tuyệt của người xưa về trà: “Khi hương sớm, lúc trà trưa. Bàn lan điểm nước, đường tơ họa đàn” (Nguyễn Du), hay “Thư nhàn xin lửa pha trà mới. Vui thú bên thông ngắm chiều qua” (Cao Bá Quát).

Trà nay

 Nước ta có rất nhiều vùng trà, loại trà. Trà nguyên thủy (hậu vị) là loại trà mộc không ướp hương, nhiều người sành trà cho rằng như vậy mới cảm nhận được hương vị nguyên sơ. Trà thanh hương được ướp với nhiều nguyên liệu khác nhau như trà sen, trà nhài, trà sói…, thường được dùng để tiếp đãi khách quý. Người Bắc thích hàn huyên bên ấm trà nghi ngút khói, người Nam lại thích thú với ly trà đá mát lạnh để vơi đi mệt nhọc. Tùy khẩu vị và vùng miền, mỗi người lại chọn cho mình một cách thưởng trà khác nhau.

Trà tinh túy

 Trà Việt từ xưa đến nay sang trọng có, mộc mạc có, và dù ở thời nào thì tiêu chí chọn trà vẫn là tinh túy, cao cấp, trà ngon phải có vị ngọt hậu. 

 Có thể nói, uống trà từ lâu đã trở thành thú vui tao nhã, một nét văn hóa thiêng liêng gắn với đời sống và tâm linh người Việt. Nhấp tách trà tinh túy, con người sảng khoái, giao hòa với thiên nhiên và đất trời, cảm nhận vị ngọt hậu đọng mãi như một triết lí nhân sinh “khổ tận, cam lai”.

 Nhưng mấy ai biết được khi thưởng thức trà quá nhiều lại có ảnh hưởng đến sức khỏe của mình. Theo nghiên cứu tại trường Đại học Maryland (Mỹ) cho thấy, mỗi ngày chỉ nên uống 3 – 4 cốc trà (loại cốc 250 ml) là vừa đủ. uống trà vào buổi sáng sau khi ăn ít nhất là 1 – 2 tiếng. Hoặc đầu giờ chiều sau bữa trưa 1 – 2 tiếng. Uống trà vào lúc này sẽ giúp tinh thần tỉnh táo, giảm quá trình hấp thụ chất béo từ thức ăn.

 Tác dụng phụ của trà khi bạn dùng quá nhiều?

  •  Gây thiếu sắt, thiếu máu

 Uống trà xanh hay bất kỳ loại trà nào cũng sẽ kích thích cơ thể hấp thụ nhiều tannin từ trà. Đây là một hợp chất gây nên chứng khó hấp thụ sắt trong đường ruột. Chúng ta đều biết thiếu sắt là một biểu hiện nguy hiểm ảnh hưởng nghiệm trọng đến sức khỏe, tuần hoàn máu và mọi hoạt động của não bộ.

  •  Gây buồn nôn

 Khi bạn uống trà với bụng rỗng một số hợp chất trong trà có thể gây buồn nôn, cụ thể là chất tannin trong lá trà có khả năng kích thích mô tiêu hóa, từ đó kéo theo các triệu chứng khó chịu như đau dạ dày, cào ruột, buồn nôn… bạn có thể khắc phục bằng cách dùng thêm thức ăn nhẹ hoặc cho thêm ít sữa vào trà. Sau khi phản ứng với protein và carbohydrate, khả năng kích ứng tiêu hóa của tannin sẽ giảm đi đáng kể.

  •  Gây mất ngủ

  Trà cũng là một nguồn caffeine nên uống quá nhiều có thể dẫn đến chứng mất ngủ, nồng độ kali thấp cũng như rối loạn lo âu do caffeine gây ra. Khi bạn thiếu ngủ kéo dài, sức khỏe sẽ suy giảm, các cơ quan không đào thải độc tố sẽ gây nên mệt mỏi, đau nhức, suy giảm trí nhớ.

  Vậy làm thế nào vẫn giữ được nét văn hóa thưởng trà xưa mà còn tốt cho sức khỏe?

 Trong nhịp sống hiện đại ngày hôm nay, văn hóa thưởng trà của mọi người đã có những chuyển biến, thay đổi. Ngày càng xuất hiện các loại trà khác nhau, mục đích sử dụng khác nhau không chỉ đơn thuần là thưởng trà cho tâm thanh tịnh mà còn giúp bồi bổ tăng cường sức khỏe.

Trà túi lọc Đông trùng Hạ thảo HLB

 Hiểu được lẽ đó, Công ty Hoàng Linh Biotech không ngừng cố gắng nghiên cứu và cải thiện cho ra đời sản phẩm Trà Túi Lọc Đông Trùng Hạ Thảo HLB. Nó là sự kết hợp tuyệt vời sản phẩm sức khoẻ Sinh khối Đông trùng Hạ thảo và cỏ ngọt, là sự hoà quyện giữa mùi thơm của Đông Trùng Hạ Thảo và hương tự nhiên của cỏ ngọt…….

 Với công nghệ độc quyền do công ty Hoàng Linh Biotech nghiên cứu. Các sợi tơ nấm Đông Trùng Hạ Thảo phát triển lấy dưỡng chất từ cơ chất Gạo lứt tím và các cơ chất dinh dưỡng, ức chế sự giãn, phân chia của tế bào, ức chế sự sinh trưởng phát triển thành quả thể Cordycep militaris, tập trung dinh dưỡng cho các sợi tơ nấm phát triển đồng đều và ăn sâu vào cơ chất, tạo nên sinh khối nấm Đông Trùng Hạ Thảo.

Hình.Sinh khối nấm Đông Trùng Hạ Thảo

  Sau 2 tháng nuôi trồng thì thu hoạch được đưa vào sấy khô, nghiền, cuối cùng là phối trộn và đóng gói vào túi lọc, tạo nên Trà túi lọc Đông Trùng Hạ Thảo HLB với hương vị đặc biệt.

Thành phần:

  98% sinh khối nấm Đông Trùng Hạ Thảo, 2% cỏ ngọt.

Tác dụng:

 Không giống với trà truyền thống có chứa Cafein, là sản phẩm sức khoẻ Trà túi lọc Đông trùng Hạ thảo HLB giúp cài thiện giấc ngủ ngon.

  •  Giúp cải thiện hệ hô hấp, tăng cường việc hấp thụ oxy trong máu, tốt cho người bệnh ho, hen suyễn, viêm phế quản, phổi…
  •  Hỗ trợ làm chậm quá trình lão hóa, kéo dài tuổi xuân và nhan sắc, giữ cho da dẻ luôn khỏe mạnh, hồng hào…
  •  Các loại vitamin như A, B, C, D, K…,giúp hỗ trợ bồi bổ cơ thể, tăng cường sinh lực để phòng tránh và đẩy lùi bệnh tật, giúp chăm sóc người bệnh tốt hơn.
  •  Giúp tăng cường và cải thiện khả năng hấp thụ của cơ thể cho người bị chứng suy nhược cơ thể, hỗ trợ hồi phục sức khỏe cho người mới ốm dậy, người bệnh lâu năm…
  •  Hỗ trợ tăng cường hệ tuần hoàn máu của cơ thể, giúp ngăn ngừa phòng chống các bệnh về tim mạch, mỡ máu, cao huyết áp…

Hướng dẫn pha trà túi lọc Đông Trùng Hạ Thảo đúng cách:

Hình.Cách pha trà

Chuẩn bị

  •  Gói trà 3 gram.
  •  Nước 200 – 250ml.

Hướng dẫn pha trà:

  •  Cho nước lọc vào ấm, đun sôi hoàn toàn.
  •  Lấy một gói trà cho vào ấm, châm nước nóng vào, ngâm từ 4 – 5 phút đến khi trà có màu vàng cam.
  •  Lắc nhẹ ấm cho trà hòa tan đều, sau đó rót ra tách và thưởng thức.
  •  Có thể châm thêm từ 2 - 3 lần nước và sử dụng cho cả ngày.

Bảo quản:

  •  Để đảm bảo trà mang lại tác dụng tốt nhất cho sức khỏe. Bạn nên bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
    •  Với thiết kế sản phẩm sang trọng và tinh tế, các sản phẩm Trà túi lọc Đông trùng Hạ thảo HLB thực sự là món quà ý nghĩa, trao gửi yêu thương của Quý khách cho mình và gia đình, bạn bè khắp năm châu. 
  • Tags: đông trùng hạ thảo, trà túi lọc đông trùng hạ thảo, trà tỉnh thức, quà tết Giáp Thìn 2024
Bình chọn bài viết:
Bài viết xem thêm
Phụ nữ có thai và sinh con dùng đông trùng hạ thảo được không?

Phụ nữ có thai và sinh con dùng đông trùng hạ thảo được không?

Đông trùng hạ thảo có công năng an tâm dưỡng cốt, đào thải độc tố, chống viêm chống bướu, giúp cho sức khỏe và tinh thần của phụ nữ khi mang thai và sau khi sinh. Các chuyên gia cho rằng bà bầu ăn được nhưng nên ăn trong chừng mực và đúng thời điểm.

Kiểm tra tiến độ thực hiện dự án “Gừng sẻ (Gừng gió) tại Quảng Ngãi

Kiểm tra tiến độ thực hiện dự án “Gừng sẻ (Gừng gió)" tại Quảng Ngãi

Trong 02 ngày (22-23/8/2022), Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức kiểm tra thực tế quá trình triển khai thực hiện dự án “Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gừng sẻ bản địa (gừng gió) theo chuỗi giá trị tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi” tại huyện Trà Bồng và Sơn Tây. Dự án này thực hiện trong thời gian 36 tháng, bắt đầu 12/2021 kết thúc 12/2024 do Công ty TNHH Hoàng Linh Biotech chủ trì thực hiện.

Giới thiệu về Sâm Ngọc Linh

Giới thiệu về Sâm Ngọc Linh

Sâm Ngọc Linh (danh pháp khoa học: Panax vietnamensis) là một loài cây thuộc họ Cam tùng (Araliaceae), còn gọi là sâm Việt Nam, sâm Khu Năm (sâm K5), sâm trúc (sâm đốt trúc, trúc tiết nhân sâm) củ ngải rọm con hay cây thuốc giấu, là loại sâm quý được tìm thấy tại miền Trung Trung Bộ Việt Nam, mọc tập trung ở các huyện miền núi Ngọc Linh thuộc huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum, huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam.

Lợi ích bất ngờ từ việc uống trà gừng với sức khỏe

Lợi ích bất ngờ từ việc uống trà gừng với sức khỏe

Trà gừng là một loại thức uống rất phổ biến trong đời sống thường ngày, có tác dụng tốt cho sức khỏe, nhất là đối với nữ giới. Thức uống ấm nóng này không đơn giản chỉ có thể làm ấm cơ thể mà còn có nhiều tác dụng khác đối với sức khỏe.

Điều gì xảy ra với cơ thể nếu bạn ăn gừng mỗi ngày trong vòng một tháng?

Điều gì xảy ra với cơ thể nếu bạn ăn gừng mỗi ngày trong vòng một tháng?

Gừng là loại gia vị quen thuộc mang lại nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể. Vậy điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn ăn gừng mỗi ngày trong vòng một tháng?

6 sai lầm khi ăn gừng gây hại cho sức khỏe, bạn cần tránh

6 sai lầm khi ăn gừng gây hại cho sức khỏe, bạn cần tránh

Gừng có rất nhiều lợi ích sức khỏe nếu sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, rất nhiều người đã mắc sai lầm khi sử dụng gừng trong ăn uống cũng như làm thuốc chữa bệnh.

Điều gì xảy ra nếu bạn uống trà gừng mỗi ngày?

Điều gì xảy ra nếu bạn uống trà gừng mỗi ngày?

Trà gừng không chỉ là một đồ uống thơm ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích đáng kinh ngạc. Dưới đây là một số lợi ích cho cơ thể nếu bạn duy trì thói quen uống trà gừng mỗi ngày.

Gừng khô và gừng tươi: loại nào tốt hơn?

Gừng khô và gừng tươi: loại nào tốt hơn?

Gừng là loại gia vị phổ biến được sử dụng trong ẩm thực cũng như dùng làm thảo dược chữa bệnh. Tuy nhiên, giữa gừng tươi và gừng khô, loại nào tốt cho sức khỏe hơn?

Thành phần dinh dưỡng và tác dụng của cây gừng gió

Thành phần dinh dưỡng và tác dụng của cây gừng gió

Thành phần dinh dưỡng và tác dụng của cây gừng gió

Gừng và những lợi ích gừng mang lại

Gừng và những lợi ích gừng mang lại

Gừng có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng phát biểu, tán hàn ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc. Trong hầu hết các thang thuốc Đông y, dù bệnh hàn hay nhiệt, hư hay thực, các thầy thuốc vẫn thường dùng từ 3 đến 5 lát gừng sống

Yến sào là gì?

Yến sào là gì?

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, Yến Sào có giá trị dinh dưỡng rất cao, giàu protein, chứa nhiều acid amin và khoáng chất có lợi cho sức của con người. Đây đều là những nguyên tố cần thiết cho cơ thể nhưng lại không thể tự tổng hợp được. Vậy yến sào là gì? Công dụng của yến sào như thế nào? Hãy cùng Hoàng Linh Biotech tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Phân biệt Đông Trùng Hạ Thảo tự nhiên và nhân tạo

Phân biệt Đông Trùng Hạ Thảo tự nhiên và nhân tạo

Đông trùng hạ thảo ai cũng biết đó là loại thảo dược vô cùng tốt cho sức khỏe và giá cả thì vô cùng đắt đỏ với giá trị lên tới hàng tỷ đồng . Hiện nay có hai loại đông trùng hạ thảo đó là đông trùng hạ thảo tự nhiên và đông trùng hạ thảo nhân tạo.Trước khi tìm hiểu loại nào tốt hãy cùng tìm hiểu điều kiện sinh trưởng của hai loại này

0
Tư vấn miễn phí 028.3889.3868

1
Chat với Hoàng Linh Biotech!