Uống nước gừng vào buổi sáng, khi bụng rỗng có thể giúp cải thiện chỉ số đường huyết ở người bệnh tiểu đường.
Người bệnh tiểu đường ăn gừng có tốt không?
Theo Everyday Health (Mỹ), gừng có tiềm năng kiểm soát lượng đường trong máu. Sau khi phân tích các nghiên cứu rút ra kết luận rằng gừng có thể ức chế các enzym ảnh hưởng đến cách chuyển hóa carbohydrate và độ nhạy insulin, do đó, dẫn đến việc hấp thụ glucose nhiều hơn trong cơ. Các nhà nghiên cứu cho biết thêm, gừng cũng có khả năng làm giảm nguy cơ biến chứng bệnh tiểu đườngdo có tác dụng hạ lipid.
Theo nghiên cứu của Đại học Khoa học Y tế Tehran (Iran), bổ sung bột gừng có thể giúp cải thiện lượng đường trong máu lúc đói. Những người tham gia nghiên cứu này dùng 2 g gừng mỗi ngày trong 12 tuần. Kết quả, nhóm này cũng có chỉ số mức đường huyết trung bình trong khoảng thời gian 2-3 tháng (A1C) thấp hơn.
Một bài đánh giá của Mỹ và Hàn Quốc cho thấy, bổ sung gừng có thể giúp giảm mức A1C và mức đường huyết lúc đói ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Hình. Một số sản phẩm chế biến từ Gừng gió của Công ty TNHH Hoàng Linh Biotech
Công dụng của gừng trong ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường
Giúp cải thiện nồng độ insulin
Khi cơ thể không đáp ứng đủ insulin để chuyển hóa glucose thành năng lượng làm cho đường huyết luôn ở mức cao. Điều này là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh đái tháo đường type 2.
Việc sử dụng gừng trong bữa ăn có thể thúc đẩy tuyến tụy sản sinh nhiều insulin hơn, giúp cơ thể chuyển hóa đường, làm giảm các triệu chứng và biến chứng do bệnh đái tháo đường gây ra.
Điều trị bệnh thận liên quan đến tiểu đường
Bệnh tiểu đường có ảnh hưởng từ 25 đến 35% đối với bệnh thận. Người mắc bệnh tiểu đường có thể bị suy thận mãn tính.
Trong khi, gừng được dùng tương tự như metformin (một loại thuốc được sử dụng rộng rãi cho bệnh nhân tiểu đường) để ngăn ngừa sự thoái hóa của các tế bào thận, từ đó làm giảm tổn thương cho thận do lượng glucose cao.
Hỗ trợ chữa bệnh võng mạc đái tháo đường
Người mắc bệnh tiểu đường lâu ngày có thể gây ra bệnh võng mạc đái tháo đường. Glucose trong máu dư thừa thúc đẩy việc giải phóng cytokine gây viêm và đỏ mắt, về lâu dài sẽ dẫn đến tổn thương chức năng và cấu trúc của mắt.
Chất gingerol có trong gừng có công dụng chống viêm và kháng sinh, rất hữu hiệu trong việc giảm lượng glucose trong máu và ngăn ngừa tổn thương võng mạc.
Ngăn ngừa bệnh tim do tiểu đường gây ra
Khoảng 65% trường hợp tử vong ở người bệnh tiểu đường là do tăng huyết áp hoặc suy tim. Điều này là do tình trạng viêm và stress oxy hóa (sự mất cân bằng giữa các gốc tự do và chất chống oxy hóa trong cơ thể) gây ra.
Gừng có các đặc tính chống viêm và chống oxy hóa do đó có thể ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, suy tim do bệnh đái tháo đường gây ra.
Giảm căng thẳng thần kinh do tiểu đường
Hàm lượng glucose cao trong cơ thể có thể gây ra tổn thương thần kinh. Bệnh thần kinh do tiểu đường ảnh hưởng đến dây thần kinh, gây ra đau và tê mãn tính.
Hợp chất 6-shogaol trong gừng có thể làm giảm cơn đau đầu, căng thẳng thần kinh do bệnh tiểu đường gây ra.
Thời điểm uống trà gừng giúp kiểm soát đường huyết tốt nhất
Một nghiên cứu đã chỉ ra cơ chế kiểm soát lượng đường trong máu của gừng. Nó có thể ức chế các enzyme chịu trách nhiệm chuyển hóa carbohydrate và cải thiện các thông số sinh hóa máu và mỡ máu.
Nhờ cơ chế này, gừng rất hiệu quả đối với những người đang nỗ lực điều chỉnh lượng đường trong máu. Thành phần hoạt chất chính của gừng, gingerol, có tác dụng cải thiện sự hấp thu glucose vào tế bào cơ. Điều này có thể hỗ trợ kiểm soát mức đường huyết cao. Ngoài ra, gừng còn hỗ trợ tiêu hóa, điều trị cảm lạnh và cúm, hỗ trợ những người mắc bệnh hen suyễn.
-ST-
Gừng khô và gừng tươi: loại nào tốt hơn?
Điều gì xảy ra với cơ thể nếu bạn ăn gừng mỗi ngày trong vòng một tháng