KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU GIỐNG GỪNG SẺ BẢN ĐỊA “KÀNHA” CỦA NGƯỜI CO HUYỆN TRÀ BỒNG, TỈNH QUẢNG NGÃI

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU GIỐNG GỪNG SẺ BẢN ĐỊA “KÀNHA” CỦA NGƯỜI CO HUYỆN TRÀ BỒNG, TỈNH QUẢNG NGÃI

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU GIỐNG GỪNG SẺ BẢN ĐỊA “KÀNHA” CỦA NGƯỜI CO HUYỆN TRÀ BỒNG, TỈNH QUẢNG NGÃI

ThS. Lê Đức Dũng, KS. Võ Thanh Thủy

Chuyên gia Khoa học và Công nghệ Liên hiệp Hội tỉnh Quảng Ngãi

 Từ một lần ghé thăm huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi, chị Phạm Thị Hồng Vân (Chủ tịch Hội đồng quản trị), anh Phan Trung Kiên (Tổng giám đốc) công ty TNHH Hoàng Linh Biotech tại thành phố Hồ Chí Minh, đã tình cờ phát hiện giống gừng sẻ bản địa của người Co (một trong những dân tộc thiểu số sinh sống ở miền núi tỉnh Quảng Ngãi) ở xã Trà Quân, huyện Tây Trà (nay là xã Sơn Trà, huyện Trà Bồng). Với sự nhạy bén của người kinh doanh, anh chị đã có ý tưởng đưa giống gừng này vào sản xuất thương mại với những sản phẩm chế biến sau gừng.

 Xuất phát từ ý tưởng đó, Công ty Hoàng Linh – Biotech đã đề xuất một dự án khoa học công nghệ cấp tỉnh “Ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gừng sẻ bản địa theo chuỗi giá trị tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi” và đã được UBND tỉnh Quảng Ngãi cho phép thực hiện, Sở Khoa học và Công nghệ ký kết hợp đồng triển khai dự án từ tháng 12/2021 đến 12/2024.

 Trong khuôn khổ dự án, Công ty Hoàng Linh – Biotech và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ (Cơ quan phối hợp thực hiện dự án) đã triển khai điều tra nguồn gốc, phân bố, định danh, mô tả đặc trưng hình thái, phân tích dinh dưỡng và dược tính của giống gừng sẻ bản địa Trà bồng (Kànha). Kết quả hoạt động nghiên cứu điều tra về giống gừng trên sau 02 năm thực hiện được tóm tắt như sau:

 1. Tên gọi, xuất xứ, phân bố của giống gừng:

 - Tên gọi: Tiếng địa phương của người Co gọi là “Kànha”, ngoài ra còn có tên là “gừng gió”, “gừng sẻ bản địa Trà Bồng”.

 - Tên khoa học: Viện Dược Liệu đã định danh tên khoa học: Zingiber officinale Roscoe; tên Việt Nam: Gừng, Gừng thuốc, Sinh khương; thuộc họ Zingiberaceae - Gừng.

 - Xuất xứ: Giống gừng này có nguồn gốc trong rừng tự nhiên vùng núi cao, được người Co thôn Trà Ong, xã Trà Quân, huyện Tây Trà (Nay là xã Sơn Trà, huyện Trà Bồng) đưa về trồng trên nương rẫy để dùng làm gia vị và điều trị các bệnh thông thường (ho, cảm, tiêu hóa,…)

 - Phân bố: Trước đây chỉ phát hiện duy nhất ở xã Sơn Trà, huyện Trà Bồng, trong một vài năm gần đây giống gừng này được di thực tự phát đến một số xã thuộc huyện Trà Bồng ( xã Hương Trà, thị trấn Trà Xuân …), Sơn Hà (xã Sơn Hạ) và các điểm mô hình của dự án ở xã Sơn Long, Sơn Tinh (huyện Sơn Tây).

(Vùng núi cao nơi xuất xứ giống gừng Kànha)

 - Đặc điểm sinh thái: Vùng xuất xứ của giống gừng ở tại vùng  Khí  hậu núi cao và núi vừa (có độ cao trên 500 m so với mực nước biển) thuộc tiểu vùng 1, khu vực Tây Bắc huyện Trà Bồng (Tây Bắc huyện Tây Trà cũ) với tổng nhiệt độ trung bình năm dưới 8.500 oC, tổng bức xạ dưới 130 Kcal/cm2, số giờ nắng dưới 1.900 giờ/năm, tổng lượng mưa trên 3.000 mm, có mùa mưa phụ trong mùa khô khá đồng đều ở các tháng (Số liệu từ kết quả đề tài “Đặc điểm khí hậu- thủy văn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2010” do đài Khí tượng – Thủy văn Trung Trung bộ thực hiện và xuất bản năm 2013).

2. Đặc trưng hình thái (đặc điểm thực vật học)

Giống gừng Kànha

 

Hoa gừng Kànha

 

Giống gừng sẻ địa phương 

 Giống gừng trâu

 

 Theo kết quả khảo sát, điều tra hiện nay trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Quãng Ngãi đang trồng 3 giống là giống gừng sẻ bản địa Trà Bồng (Kànha), gừng sẻ địa phương và giống gừng trâu. Kết quả đánh giá tính khác biệt của giống dựa trên một số tính trạng (kết quả khảo nghiệm DUS giống gừng thuộc loài Zingiber officinale Roscoe của viện KHKT NN DH Nam Trung bộ) đã cho thấy giống gừng sẻ bản địa Trà Bồng có một số tính trạng khác biệt so với các giống gừng khác đang được trồng tại các huyện trong tỉnh Quãng Ngãi.

STT

Đặc điểm thực vật học

Gừng sẻ bản địa Trà Bồng

Giống gừng sẻ địa phương

Giống gừng trâu

1

Hình dạng củ

Củ thẳng với mật độ các đoạn cao

Củ cong với mật độ các đoạn trung bình

Củ thẳng với mật độ các đoạn thưa

2

Màu vỏ củ

Vàng đỏ

Vàng xám

Trắng vàng

3

Sắc tố anthocyanin của chồi

Đậm

Nhạt

Nhạt

4

Màu sắc ruột

Màu xám vàng nhạt

Màu vàng xám

Màu vàng

Đặc trưng hình thái (đặc điểm thực vật học)

 3. Hóa, dược tính củ gừng:

 - Kết quả phân tích dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Loại gừng

Gừng sẻ bản địa Trà Bồng ( Kànha )

Giống gừng sẻ địa phương

Giống gừng trâu

 

1

Hàm lượng protein

g/100g

0,34 – 0,45

0,57

0,61

 

2

Hàm lượng lipid

g/100g

0,12-0,25

0,3

0,31

 

3

Hàm lượng đường tổng

g/100g

0,08-0,59

0,16

0,34

 

4

Chất xơ

g/100g

1,09-1,20

1,5

1,24

 

5

Hàm lượng vitamin C

mg/100g

KPH

1,71

KPH

 

6

Hàm lượng niacin (vitamin B3)

mg/kg

1,01-1,63

KPH

KPH

 

7

Hàm lượng Canxi (Ca)

mg/100g

1,37-2,80

0,75

0,71

 

8

Hàm lượng Kali (K)

mg/100g

0,25-450

210

410

 

9

Hàm lượng sắt (Fe)

mg/100g

0,07-0,09

0,1

0,08

 

10

Hàm lượng magie (Mg)

mg/100g

13,7-20,09

13,59

11,88

 

11

Hàm lượng chì (Pb)

mg/100g

KPH

-

-

 

12

Hàm lượng Cadimi (Cd)

mg/100g

KPH

-

-

 

13

Hàm lượng Asen (As)

mg/100g

KPH

-

-

 

14

Hàm lượng thủy ngân (Hg)

mg/100g

KPH

-

-

 

15

Vi khuẩn có hại

CFU/g

KPH

-

-

 

16

Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật gốc Chlor, lân và carbamate

mg/kg

KPH

-

-

 

(Kết quả phân tích của Trung tâm Ứng dụng và DVKHCN Quảng Ngãi)

* Ghi chú: - KPH: Không phát hiện

                  - Kết quả phân tích dược liệu:

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Loại gừng

Gừng sẻ bản địa Trà Bồng ( Kànha )

Giống gừng sẻ địa phương

Giống gừng trâu

 

1

Độ ẩm

%

11,35-13,55

10,80

10,60

 

2

Tro toàn phần

%

8,182-9,845

7,931

8,839

 

3

Tro không tan trong acid

%

1,035-1,930

2,097

1,365

 

4

Chất chiết được trong nước

%

13,065-13,990

12,885

13,950

 

5

Chất chiết được trong Ethanol

%

12,53-16,96

10,67

9,79

 

6

Định lượng 6-gingerol

%

1,396-1,785

1,049

0,933

 

(Kết quả phân tích của Viện Dược liệu)

4. Đánh giá, nhận định về giống gừng sẻ bản địa Trà Bồng “Kànha”:

Từ những kết quả nghiên cứu nêu trên, giống gừng sẻ bản địa Trà Bồng “Kànha” của đồng bào Co huyện Trà Bồng được xác định là giống gừng sẻ bản địa có tính đặc thù, đặc trưng như sau:

- Xuất xứ, phân bố duy nhất ở vùng núi cao xã Trà Quân, Tây Trà (nay là xã Sơn Trà, huyện Trà Bồng).

- Nguồn gốc di thực từ rừng tự nhiên vùng núi cao và núi vừa ở xã Sơn Trà, phía Tây Bắc huyện Trà Bồng.

- Đặc trưng hình thái nhận diện: Lá nhỏ, thân củ nhỏ nhiều nhánh, rễ to nhiều màu trắng trong, thân giả, vỏ củ ửng đỏ, và ruột thân củ màu xám vàng nhạt.

- Dược tính: hàm lượng 6-và niacin cao, cao hơn hẳn 2 giống gừng khác hiện đang được trồng phổ biến tại các huyện của tỉnh Quảng Ngãi và ngoài ra củ giống gừng nầy không phát hiện có kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật nên bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, dược liệu.

- Hương vị cay thơm đặc trưng của giống gừng sẻ.

Qua nhận định, đánh giá nêu trên, giống gừng sẻ bản địa Trà Bồng “Kànha” của người đồng bào Co huyện miền núi Trà Bồng là một giống gừng quý, khác biệt với các giống gừng khác hiện có tại Quảng Ngãi với hàm lượng dinh dưỡng và dược liệu (6-gingerol và niacin) cao, an toàn vệ sinh thực phẩm và dược liệu sẽ mở ra nhiều tiềm năng sản xuất  thương mại gừng tươi cũng như chế biến nhiều sản phẩm gia vị, thực phẩm, thực phẩm chức năng đưa vào thị trường trong tương lai gần sau khi dự án KHCN được thực hiện hoàn thành vào năm 2024 (hiện nay công ty Hoàng Linh Biotech đã sản xuất ra sản phẩm “cốm gừng Tây Trà Đông Trùng Hạ Thảo và gừng sẻ bản địa Trà Bồng được công nhận sản phẩm OCOP tỉnh Quảng Ngãi).

Theo Bản tin Khoa học Công Nghệ - Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi - số 06 - 2023


Quảng Ngãi: Tiềm năng phát triển vùng chuyên canh cây dược liệu

Gừng và những lợi ích gừng mang lại

Cho ý kiến về DA ƯD KHCN XD mô hình liên kết SX &TT SP gừng sẻ bản địa tại các huyện miền núi

Họp hội đồng tư vấn dự án “Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gừng sẻ bản địa theo chuỗi giá trị tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi”.

Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gừng sẻ

Bình chọn bài viết:
Bài viết xem thêm
THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT ÂM LỊCH 2025

THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT ÂM LỊCH 2025

Từ ngày 25/01/2025 (26 tháng Chạp) đến ngày 05/02/2025 (mùng 08 tháng Giêng)

Củ gừng gió trồng thành công ở vùng núi phía Tây Quảng Ngãi

Củ gừng gió trồng thành công ở vùng núi phía Tây Quảng Ngãi

Củ gừng gió của miền núi phía Tây Bắc Quảng Ngãi, đã chính thức có tên trong danh sách là đặc sản của tỉnh, khi cấp thẩm quyền Quảng Ngãi đồng ý, cho phép sử dụng địa danh "Trà Bồng" và xác nhận bản đồ khoanh vùng sản xuất, để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm "Gừng gió (hay gừng sẻ) Trà Bồng".

SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI GIỐNG GỪNG SẺ BẢN ĐỊA CỦA NGƯỜI ĐỒNG BÀO CO HUYỆN MIỀN NÚI TRÀ BỒNG

SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI GIỐNG GỪNG SẺ BẢN ĐỊA CỦA NGƯỜI ĐỒNG BÀO CO HUYỆN MIỀN NÚI TRÀ BỒNG

Từ năm 2022, trong khuôn khổ của dự án, khoa học công nghệ cấp tỉnh “ Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gừng sẻ bản địa (gừng gió) Trà Bồng theo chuỗi giá trị ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi “ , do Công ty Hoàng Linh Biotech chủ trì thực hiện dự án, Công ty đã tổ chức sản xuất thương mại giống gừng sẻ bản địa của người đồng bào dân tộc thiểu số Co thuộc huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.

'Vàng mềm' từ núi cao mang lại sức khỏe và giá trị cao

'Vàng mềm' từ núi cao mang lại sức khỏe và giá trị cao

Khi nhắc đến đông trùng hạ thảo (ĐTHT), không ít người liên tưởng ngay đến hình ảnh của một loại dược liệu quý giá, được xem như 'vàng mềm' của thiên nhiên. Với giá trị dược lý vượt trội cùng quy trình nuôi cấy phức tạp, loại thảo dược này đang ngày càng được quan tâm và nghiên cứu, đặc biệt tại Việt Nam.

Quận 12: Hơn 300 doanh nghiệp trong và ngoài quận tham gia kết nối giao thương B2B

Quận 12: Hơn 300 doanh nghiệp trong và ngoài quận tham gia kết nối giao thương B2B

(Thanhuytphcm.vn) - Chiều 23/10, UBND Quận 12 tổ chức Hội nghị kết nối giao thương B2B Chủ đề “Đồng hành và Phát triển” giữa doanh nghiệp các Quận 7, 12, Bình Tân, Tân Phú, Gò Vấp (Cụm thi đua 3).

Quận 12: Trao Giấy chứng nhận đạt 3 sao đối với sản phẩm OCOP

Quận 12: Trao Giấy chứng nhận đạt 3 sao đối với sản phẩm OCOP

Chiều 15/10, UBND Quận 12 tổ chức Lễ trao quyết định và Giấy chứng nhận đạt 3 sao đối với sản phẩm OCOP Quận 12. Đến dự có đồng chí Đậu An Phúc, Ủy viên Ban Thường vụ Quận ủy, Phó Chủ tịch UBND quận.

Hoàng Linh Biotech: Vì sức khỏe người Việt

Hoàng Linh Biotech: Vì sức khỏe người Việt

DNVN - Hoàng Linh Biotech được biết tới là một trong những doanh nghiệp tiên phong đưa Đông trùng hạ thảo vào món ăn thường ngày và giới thiệu tới thị trường với mức giá rất phải chăng, giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận và sử dụng.

Tăng cường hỗ trợ tuần hoàn máu nhờ Trà túi lọc Đông Trùng Hạ Thảo HLB

Tăng cường hỗ trợ tuần hoàn máu nhờ Trà túi lọc Đông Trùng Hạ Thảo HLB

Trà túi lọc đông trùng hạ thảo HLB giúp người dùng tiết kiệm được thời gian chế biến và giữ trọn vẹn những dưỡng chất trong dược liệu. Đồng thời, đây cũng là thức uống đang được nhiều người tin dùng để giúp cải thiện hệ hô hấp, tăng cường việc hấp thụ oxy trong máu giúp ngăn ngừa phòng chống các bệnh về tim mạch.

Doanh nghiệp khoa học công nghệ: tiên phong đổi mới sáng tạo vì cộng đồng

Doanh nghiệp khoa học công nghệ: tiên phong đổi mới sáng tạo vì cộng đồng

(VOH) - Nhìn lại chặng đường hình thành và phát triển 45 năm qua, lĩnh vực khoa học – công nghệ Thành phố đã có những dấu ấn nổi bật, gắn liền với sự phát triển của TP.

Quảng Ngãi: Thu hút đầu tư, giảm nghèo bền vững vùng DTTS và miền núi

Quảng Ngãi: Thu hút đầu tư, giảm nghèo bền vững vùng DTTS và miền núi

“Sau khi đi tìm hiểu thì tôi quyết định cùng đồng bào phát triển cây gừng gió này lên. Bởi vì nó là một sản phẩm dược liệu đặc thù và rất tuyệt vời của tỉnh Quảng Ngãi. Lúc đầu tôi cũng muốn xây dựng nhà máy chế biến tại tỉnh những sau đó quyết định đặt tại Trà Bồng để giúp bà con mở rộng vùng trồng, nâng cao thu nhập. Về các thủ tục thì tỉnh Quảng Ngãi và các sở ngành tạo điều kiện hết sức, tôi không thấy có khó khăn gì.”

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU GIỐNG GỪNG SẺ BẢN ĐỊA “KÀNHA” CỦA NGƯỜI CO HUYỆN TRÀ BỒNG, TỈNH QUẢNG NGÃI

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU GIỐNG GỪNG SẺ BẢN ĐỊA “KÀNHA” CỦA NGƯỜI CO HUYỆN TRÀ BỒNG, TỈNH QUẢNG NGÃI

Gừng sẻ bản địa "Kànha" là loại cây gia vị, dược liệu quen thuộc của đồng bào Co xã Sơn Trà, huyện miền núi Trà Bồng. Người dân địa phương thường trồng nhỏ lẻ để dùng làm gia vị chế biến món ăn hay điều trị những bệnh thông thường như cảm cúm, viêm họng, ho, đau bụng...

Thông báo lịch nghỉ Lễ Quốc Khánh 2/9

Thông báo lịch nghỉ Lễ Quốc Khánh 2/9

Cảm ơn Quý khách đã luôn đồng hành cùng chúng tôi. Chúc Quý khách có một kỳ nghỉ Lễ thật vui vẻ và ý nghĩa.

0
Tư vấn miễn phí 028.3889.3868

1
Chat với Hoàng Linh Biotech!