Cà phê là gì?

Cà phê là gì?

  Cà phê là gì?

   Cà phê (bắt nguồn từ tiếng Phápcafé [/kafe/]) là một loại thức uống được ủ từ hạt cà phê rang, lấy từ quả của cây cà phê. Các giống cây cà phê được bắt nguồn từ vùng nhiệt đới châu Phi và các vùng MadagascarComorosMauritius và Réunion trên các khu vực thuộc đường xích đạo. Giống cây này được xuất khẩu từ châu Phi tới các nước trên thế giới và hiện nay đã được trồng tại tổng cộng hơn 70 quốc gia, chủ yếu là các khu vực nằm gần đường xích đạo thuộc châu MỹĐông Nam ÁẤn Độ và châu Phi. Hai giống cà phê được trồng phổ biến nhất là cà phê chè, và cà phê vối. Sau khi chín, quả cà phê sẽ được hái, chế biến theo các cách thức khác nhau, rang, xay và pha với nước. Quy trình chế biến cũng có nhiều dạng như như chế biến khô, chế biến ướt, chế biến mật ong; hạt cà phê khô được rang trong nhiều điều kiện nhiệt độ khác nhau từ rang sáng tới rang tối màu; sau khi rang lại được đem đi xay theo các kích cỡ hạt mịn hay thô, và ủ với nước sôi hoặc nước lạnh, tùy thị hiếu, để tạo ra cà phê dưới dạng thức uống.

 Cà phê có ít tính axit và có thể gây kích thích đối với người sử dụng do có chứa hàm lượng cafein. Cà phê ngày nay là một trong những thức uống phổ biến trên thế giới. Thức uống này có thể được chuẩn bị và phục vụ theo nhiều dạng uống khác nhau (ví dụ như espressocà phê bìnhlatte,...). Cà phê thường được thưởng thức nóng, dù cà phê đá cũng được nhiều người ưa dùng. Nhiều nghiên cứu lâm sàng cho thấy lượng cà phê tiêu thụ trung bình là vừa đủ hoặc có lợi đối với một người lớn khỏe mạnh. Nhiều nhà nghiên cứu cũng đặt câu hỏi về việc sử dụng cà phê lâu dài có thể hạn chế chứng suy giảm trí nhớ về già hoặc giảm thiểu khả năng mắc các bệnh ung thư.

 Bằng chứng sớm và đáng tin cậy nhất về việc sử dụng cà phê được phát hiện vào thế kỷ 15 tại các lăng mộ Sufi giáo ở Yemen. Cũng tại bán đảo Ả Rập, các hạt cà phê đầu tiên được rang và ủ theo cách tương tự như phương pháp chúng ta vẫn làm ngày nay. Hạt cà phê ban đầu được xuất khẩu từ Đông Phi tới Yemen, do cây cà phê chè lúc đó được cho là có nguồn gốc từ người bản địa.Các thương nhân Yemen đã đem cà phê về quê nhà và bắt đầu trồng các hạt giống. Tới thế kỷ 16, cà phê đã được đem tới PersiaThổ Nhĩ Kỳ và Bắc Phi. Từ đây, cà phê được lan rộng khắp châu Âu và phần còn lại của thế giới.

 Cây cà phê được trồng ở hơn 70 quốc gia. Cà phê là một mặt hàng xuất khẩu lớn: đứng đầu trong số các mặt hàng xuất khẩu nông nghiệp tại nhiều quốc gia và là một trong những mặt hàng xuất khẩu nông nghiệp hợp pháp lớn nhất trên thế giới. Đây cũng là loại hàng hóa có giá trị xuất khẩu nhất của các quốc gia đang phát triển. Cà phê xanh (không rang) cũng là một trong những mặt hàng nông nghiệp được buôn bán nhiều nhất trên thế giới. Nhiều tranh luận đã xảy ra xung quanh việc trồng cà phê, cách các quốc gia phát triển trao đổi cà phê với các nước đang phát triển và tác động của việc trồng cà phê đối với môi trường sống, đi kèm với vấn đề tạo đất trống để trồng và phê và sử dụng nước tưới. Cũng nhờ vậy, thị trường cà phê thương mại công bằng và cà phê hữu cơ ngày càng được mở rộng.

 Nguồn gốc

 Theo một truyền thuyết đã được ghi lại trên giấy vào năm 1671, những người chăn dê ở Kaffa (thuộc Ethiopia ngày nay) phát hiện ra một số con  trong đàn sau khi ăn một cành cây có hoa trắng và quả màu đỏ đã chạy nhảy không mệt mỏi cho đến tận đêm khuya. Họ bèn đem chuyện này kể với các thầy tu tại một tu viện gần đó. Khi một người chăn dê trong số đó ăn thử loại quả màu đỏ đó anh ta đã xác nhận công hiệu của nó. Sau đó các thầy tu đã đi xem xét lại khu vực ăn cỏ của bầy dê và phát hiện ra một loại cây có lá xanh thẫm và quả giống như quả anh đào. Họ uống nước ép ra từ loại quả đó và tỉnh táo cầu nguyện chuyện trò cho đến tận đêm khuya. Như vậy có thể coi rằng nhờ chính đàn dê này con người đã biết được cây cà phê.

 Khởi nguồn lịch sử

 Người ta tin rằng tỉnh Kaffa của Ethiopia chính là vùng đất khởi nguyên của cây cà phê. Từ thế kỉ thứ 9 người ta đã nói đến loại cây này ở đây. Vào thế kỉ thứ 14 những người buôn nô lệ đã mang cà phê từ Ethiopia sang vùng Ả Rập. Nhưng tới tận giữa thế kỉ thứ 15 người ta mới biết rang hạt cà phê lên và sử dụng nó làm đồ uống. Vùng Ả Rập chính là nơi trồng cà phê độc quyền. Trung tâm giao dịch cà phê là thành phố cảng Mocha, hay còn được gọi là Mokka, tức là thành phố Al Mukha thuộc Yemen ngày nay.

 Cách thức pha chế cà phê truyền thống của người Ethiopia có lẽ là cách thức cổ xưa nhất. Hạt cà phê được cho vào một cái chảo sắt to và rang lên, sau đó được nghiền vụn ra hoặc cho vào cối giã. Chỗ hạt giã vụn đó được trộn với đường trong một cái bình gọi là jebena (một loại bình cổ thon có quai), nấu lên và đổ ra bát.

 Loại cây này đầu tiên chỉ được trồng ở châu Phi và Ả Rập, nhưng sau được đem phân bố ở nhiều nơi khác trên thế giới với điều kiện hợp phong thổ.

 Người Hà Lan đem phổ biến việc canh tác cà phê đến các xứ thuộc địa của họ. Thống đốc Van Hoorn cho trồng cà phê trên đảo Tích Lan (Sri Lanka ngày nay) vào năm 1690 (có tài liệu ghi là năm 1658), rồi sau du nhập sang đảo Java (Indonesia) năm 1696 (hoặc 1699). Năm 1710 thương gia Âu châu đem cây cà phê về và trồng thử trong các khu vườn sinh vật ở Âu châu. Amsterdam là nơi đầu tiên cây cà phê nảy mầm trên lục địa châu Âu.

 Năm 1718 người Hà Lan mang cây cà phê tới Surinam, rồi năm 1725 thì người Pháp mang đem trồng ở Cayenne1720/1723 và Martinique v.v. Sang cuối thế kỷ 18 cây cà phê đã được trồng ở khắp các xứ sở nhiệt đới, chủ yếu do sự bành trướng thuộc địa của các đế quốc Âu châu.

Việt Nam

 Đồn điền cà phê đầu tiên được lập ở Việt Nam là do người Pháp khởi sự ở gần Kẻ SởBắc Kỳ vào năm 1888. Giống cà phê arabica (tức cà phê chè) được trồng ở ven sông. Sau việc canh tác cà phê lan xuống vùng Phủ LýNinh BìnhThanh HóaNghệ AnKon Tum và Di Linh. Năm 1937-1938 tổng cộng trên lãnh thổ Việt Nam có 13.000 ha cà phê, cung ứng 1.500 tấn.[11] Hiện tại, Việt Nam có 3 loại cà phê chính, đó là cà phê chè (arabica), cà phê vối (robusta), cà phê mít (lyberica).

Phân loại

 Có hai loại cà phê phổ biến hiện nay là Arabica và Robusta. Trong dòng Arabica có các loại phổ biến là Catimor, Moka, Typica, Bourbon

                               

Hình 1. Hạt cà phê Arabica                                           Hình 2. Hạt cà phê Robusta

 

 Cà phê chia ra nhiều loại tùy theo cách sơ chế (chế biến) và cách rang và cách xay. Về chế biến, có thể kể đến cách phơi khô tự nhiên (dry) là phơi nguyên quả cà phê cả vỏ cho đến khi khô. Chế biến ướt (washed) quả cà phê tươi được tách bỏ lớp vỏ và lớp thịt cà phê sau đó hạt được mang đi ủ để loại bỏ chất nhầy bên ngoài lớp vỏ trấu, sau khi lên men thì được rửa sạch và sấy khô. Chế biến mật ong (honey) là cách chế biến trung gian giữa khô và ướt, chọn những trái cà phê đã chín, tách vỏ, và tùy độ lên men mong muốn mà giữ lại lớp thịt cà phê nhiều hay ít không bóc, sau đó đưa hạt cà phê đi phơi nắng tự nhiên.

 Về rang cà phê. Rang cà phê là để cho bớt độ ẩm trong hạt, dầu thơm tỏa ra. Chừng một thế kỷ trước, cà phê phải rang tại nhà bằng lò than. Hiện nay người ta rang bằng gas hay bằng điện nhưng có nơi vẫn rang bằng than, cho rằng rang bằng than ngon hơn.

 Trong kỹ nghệ, cà phê được rang với số lượng lớn dùng nhiệt độ cao trong một thời gian nhanh (khoảng 204 đến 260 °C trong vòng 5 phút) rồi làm nguội bằng quạt hơi hay rảy nước cho khỏi cháy khét. Gần đây nhất, cà phê được kiểm soát bằng máy tính qua mọi tiến trình. Cà phê nay được bán trong các tiệm bách hóa thường rang và xay ngay tại chỗ cho thêm phần quyến rũ và bảo đảm với khách hàng là sản phẩm còn tươi nguyên mới ra lò.

 Người ta có thể rang sơ sài còn được gọi dưới cái tên Cinnamon roast (thời gian khoảng 7 phút), rang vừa (medium roast) còn gọi là full city hay brown (thời gian từ 9 đến 11 phút) hay rang kỹ (full roast) tức là rang kiểu Pháp thời gian từ 12 đến 13 phút. Những cách rang kỹ nhất đến cháy xém khiến cho hạt cà phê bóng nhẫy là kiểu rang của người Ý Đại Lợi (espresso) thì phải từ 14 phút trở lên cho đến khi bắt đầu cháy thành than.

 Cà phê cũng phân biệt theo cách xay, xay mịn hay to hạt tùy theo cách pha.

 Trong khoảng một trăm năm trở lại đây, người ta đã chế biến ra loại cà phê bột, chỉ cần bỏ vào nước sôi là uống được. Cà phê bột được điều chế theo hai cách: làm khô bằng cách đông lạnh (freeze drying) hay làm khô bằng cách phun (spray drying). Cả hai đều phải được lọc trước để rút hết tinh chất rồi phun ra thành những hạt li ti để làm khô. Nhiều kỹ thuật mới đã được thí nghiệm để cà phê bột không bị biến dạng và mất mùi. Tuy nhiên những người khó tính vẫn cho rằng cà phê bột không thể nào bằng cà phê pha được.

Ảnh hưởng của cà phê

 Cà phê từ lâu đã được biết đến với công dụng kích thích sự hưng phấn của thần kinh dưới ảnh hưởng của ca-phê-in. Nhưng có những công hiệu của cà phê còn ít được biết đến. Chẳng hạn như cà phê có tác dụng an thần. Người ta đã chứng minh được rằng, nếu đi ngủ trong vòng 15 phút sau khi uống cà phê thì giấc ngủ sẽ sâu hơn, bởi máu trong não được lưu thông tốt hơn. Nhưng nếu tiếp tục chần chừ thì tác dụng này sẽ mất dần đi, và sau đó thì ca-phê-in bắt đầu phát huy hiệu quả, chúng ta sẽ không ngủ được nữa. Phương pháp an thần này đã được sử dụng ở nhiều bệnh viện, đặc biệt đối với các bệnh nhân cao tuổi. Ở những người này cà phê sẽ chống lại sự suy giảm nhịp thở trong lúc ngủ, khiến cho giấc ngủ của họ được tốt hơn.

     

Hinh 3.Cà phê sữa​ phin ở Việt Nam Hình 4. Cà phê Sữa ở Việt Nam Hình 5. Ly cà phê màu cánh dán

 Theo một bài báo trong tạp chí chuyên ngành Sleep (Vol.27, Nr.3), để tận dụng được công dụng của cà phê trong việc kích thích sự tập trung và hưng phấn thì nên uống cà phê nhiều lần trong ngày, mỗi lần một ngụm nhỏ, thay vì uống một cốc thật to vào buổi sáng. Cách này đặc biệt thích hợp với những người phải làm việc vào ban đêm: họ sẽ cảm thấy dễ thức khuya hơn cũng như giữ được sự tập trung cao hơn.

 Tuy vậy loại đồ uống thơm ngon này cũng có thể có một vài tác dụng xấu đối với sức khỏe. Nó làm tăng đột ngột lượng insulin trong máu, làm mất thăng bằng cơ thể cũng như ảnh hưởng không tốt tới tuyến tuỵ. Đặc biệt đối với những người bị viêm tuỵ thì việc sử dụng cà phê là điều cấm tuyệt đối. Những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường cũng không nên dùng cà phê, hoặc nếu có thì chỉ được dùng rất ít. Cà phê nếu dùng quá nhiều cũng có thể làm sưng màng nhầy ở dạ dày. Quan niệm cho rằng uống cà phê với sữa sẽ làm giảm bớt nguy cơ này là hoàn toàn sai lầm. Ca-phê-in sẽ hoà quyện với chất béo trong sữa và nhờ đó bám được ở màng dạ dày trong thời gian lâu hơn.

 Những nghiên cứu ngày nay cũng chỉ ra rằng tác dụng lợi niệu của cà phê là không rõ ràng. Ở nhiều nhà hàng người ta thường phục vụ một ly nước kèm theo tách cà phê, với mục đích bù đắp lại lượng nước tưởng như sẽ bị mất của cơ thể. Nhưng thực ra việc uống nước sau khi nhấp một ngụm cà phê chỉ có tác dụng tráng miệng để tiếp tục thưởng thức vị ngon của ngụm tiếp theo, hoặc của các đồ ăn thức uống khác mà thôi.

 Trung tâm ung thư quốc gia Nhật Bản ở Tokyo đã thực hiện một thí nghiệm kéo dài 10 năm trên 100.000 người uống cà phê và phát hiện ra trong số họ chỉ có 214 người mắc phải chứng ung thư thận. Trong khi đó ở những người không uống cà phê, tỉ lệ này là 547/100.000, nghĩa là cao hơn hai lần. Từ đó họ rút ra kết luận rằng các chất chống oxy hoá (antioxidant) trong cà phê có khả năng bảo vệ các tế bào thận khỏi bị ăn mòn. Thí nghiệm so sánh cũng chỉ ra rằng trà xanh không có tác dụng bảo vệ trên giống như của cà phê.

 Trước đây cà phê từng bị coi là chất gây nghiện và tạo ra chứng bất lực. Tuy nhiên vào năm 1923, qua một thí nghiệm ở người, nhà nghiên cứu Amantea đã phát hiện ra rằng, ca-phê-in không chỉ tăng hưng phấn trong việc quan hệ tình dục khác giới mà còn tăng khả năng đạt cực khoái cũng như tăng số lượng tinh trùng ở đàn ông.

 Gần đây nhất, khi người ta e ngại cafein trong cà phê có thể gây kích thích, và có hại cho sức khỏe nên đã tìm cách rút chất này ra gọi là cà phê khử cafein.

 Những tài liệu Hoàng Linh Biotech cung cấp ở trên mong sẽ cho Quý khách có cái nhìn tổng quan về cà phê và có những thông tin hữu ich.

Tags: cà phê đông trùng hạ thảo, cà phê linh chi, đông trùng hạ thảo là gì

Bình chọn bài viết:
Bài viết xem thêm
Đông Trùng Hạ Thảo tốt cho người bệnh ung thư như thế nào?

Đông Trùng Hạ Thảo tốt cho người bệnh ung thư như thế nào?

Theo các nhà nghiên cứu công nghệ sinh học, khoa học sinh học và Hội đồng Nghiên cứu từ Đại học Nottingham (NaturalNews) đã phát hiện ra một loại nấm hoang dã quý hiếm được gọi là Đông trùng hạ thảo có công dụng hiệu quả đối với bệnh ung thư. Các nghiên cứu cho thấy: yếu tố quyết định Đông trùng hạ thảo hỗ trợ chữa bệnh ung thư chính là nhóm các hoạt chất quý bao gồm: cordycepin, acid cordycepic, polysaccharide, se-len...

6 tác dụng của gừng tươi tốt cho sức khỏe và cách sử dụng củ gừng

6 tác dụng của gừng tươi tốt cho sức khỏe và cách sử dụng củ gừng

Gừng tươi là một vị thuốc quan trọng trong y học phương Đông. Vậy tác dụng của gừng tươi là gì và cách sử dụng như thế nào là chuẩn khoa học?

Làm sao để sống khỏe mạnh khi có một hệ miễn dịch yếu

Làm sao để sống khỏe mạnh khi có một hệ miễn dịch yếu

Hệ miễn dịch rất cần thiết cho sự sống. Nếu không có hệ miễn dịch, cơ thể sẽ dễ dàng bị tấn công bởi vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, v.v.... Hệ miễn dịch giữ cho chúng ta khỏe mạnh khi phải tiếp xúc với mầm bệnh. Hệ miễn dịch có ở khắp cơ thể và liên quan đến nhiều loại tế bào, cơ quan, protein và mô. Cùng Hoàng Linh Biotech tìm hiểu để có một cơ thể khỏe mạnh.

Tác động chống oxy hóa của một số thành phần có trong củ gừng

Tác động chống oxy hóa của một số thành phần có trong củ gừng

Gừng là một loại gia vị và thảo dược phổ biến được sử dụng trong nhiều nền văn hoá khác nhau. Ngoài việc mang lại hương vị cho các món ăn, gừng còn có nhiều lợi ích về sức khỏe, trong đó tác động chống oxy hoá là một trong những lợi ích quan trọng .

Bột gừng có tác dụng gì bạn đã biết chưa?

Bột gừng có tác dụng gì bạn đã biết chưa?

Bột gừng đã được sử dụng từ hàng ngàn năm nay trong ẩm thực và y học truyền thống. Không chỉ là một loại gia vị phổ biến, gừng còn có nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể. Bài viết này sẽ trả lời câu hỏi bột gừng có tác dụng gì và những lợi ích mà nó mang lại.

Tác dụng của Đông Trùng Hạ thảo đối với người lớn tuổi

Tác dụng của Đông Trùng Hạ thảo đối với người lớn tuổi

Đông trùng hạ thảo là dược liệu quý có thể dùng được cho nhiều lứa tuổi khác nhau, đặc biệt là người già. Để biết tác dụng của đông trùng hạ thảo với người già là gì, sử dụng sao cho đúng cách?

Cà phê hòa tan là gì?

Cà phê hòa tan là gì?

Cà phê hòa tan đã quá quen thuộc nên chắc chắn ai cũng biết đến nó. Là thức uống liền, cà phê hoà tan có dạng bột nhuyễn, kết hợp sẵn với đường, sữa và được tổng hợp qua các công đoạn sấy và làm khô. Khi bạn muốn thưởng thức chỉ cần pha cà phê hoà tan với nước nóng là có thể dùng ngay lập tức. Sở dĩ cà phê hoà tan tan nhanh trong nước là do quá trình chế biến đã được chiết xuất và giữ lại những chất tan được. Còn các thành phần không tan và tạp chất khác đã được loại bỏ đi.

Người bệnh tiểu đường nên ăn gừng vào thời điểm này để ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng

Người bệnh tiểu đường nên ăn gừng vào thời điểm này để ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng

Gừng rất hiệu quả đối với những người đang nỗ lực điều chỉnh lượng đường trong máu. Thành phần hoạt chất chính của gừng, gingerol, có tác dụng cải thiện sự hấp thu glucose vào tế bào cơ. Điều này có thể hỗ trợ kiểm soát mức đường huyết cao. Ngoài ra, gừng còn hỗ trợ tiêu hóa, điều trị cảm lạnh và cúm, hỗ trợ những người mắc bệnh hen suyễn.

Tăng cường chức năng sinh lý từ Đông Trùng Hạ Thảo

Tăng cường chức năng sinh lý từ Đông Trùng Hạ Thảo

Từ lâu, Đông Trùng Hạ Thảo được biết đến là một vị thuốc tự nhiên để chữa các bệnh về yếu sinh lý nam. Càng ngày, nhu cầu sử dụng Đông Trùng Hạ Thảo trở lên ngày càng phổ biến. Với người bị yếu sinh lý nam thì sử dụng với mong muốn chữa khỏi bệnh để lấy lại phong độ đàn ông, người không bị bệnh thì sử dụng với mong muốn tăng cường khả năng sinh lý, kéo dài thời gian quan hệ… để chứng tỏ bản lĩnh của mình.

Cordycepin và Adenosine – Hai hoạt chất quý trong Đông trùng Hạ thảo

Cordycepin và Adenosine – Hai hoạt chất quý trong Đông trùng Hạ thảo

Công dụng thần kỳ của hai chất Cordycepin và Adenosine trong Đông trùng hạ thảo khiến cho loại dược liệu quý này trở thành bài thuốc kỳ diệu chữa được bá bệnh. Các công trình nghiên cứu khoa học đã khẳng định những điều này.

6 giai đoạn quan trọng cần thiết bổ sung Đông Trùng Hạ Thảo ở phái nữ

6 giai đoạn quan trọng cần thiết bổ sung Đông Trùng Hạ Thảo ở phái nữ

Trong suốt cuộc đời mình, cơ thể phụ nữ trải qua 6 giai đoạn thay đổi sinh học quan trọng. Nếu không biết giữ gìn sức khoẻ trong 6 giai đoạn này, sức khoẻ có thể bị ảnh hưởng. Một trong những cách để bảo vệ sức khoẻ và phục hồi sức sống mạnh mẽ cho người phụ nữ là bổ sung Đông Trùng Hạ Thảo trong những giai đoạn cần thiết nhất.

Gừng là một loại thảo dược chống nôn rất tốt

Gừng là một loại thảo dược chống nôn rất tốt

Gừng là một loại thảo dược có nguồn gốc từ Đông Á và đã được sử dụng qua hàng ngàn năm với các đặc tính chống nôn giúp làm dịu dạ dày. Gừng có thành phần chủ yếu là gingerol, một hợp chất có đặc tính chống viêm và chống oxi hoá. Nó cũng chứa các chất kháng khuẩn và chất chống co giật, có thể làm dịu các triệu chứng khó chịu và buồn nôn.

0
Tư vấn miễn phí 028.3889.3868

1
Chat với Hoàng Linh Biotech!