Bệnh tiểu đường là một trong những bệnh khá phổ biến hiện nay. Hãy cùng Hoàng Linh Biotech tìm hiểu qua bài viết sưu tầm để có thể phòng tránh và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nhé.
1. Bệnh tiểu đường là gì?
Sau khi ăn uống, lượng carbohydrates từ bữa ăn sẽ được chuyển hóa thành một loại đường glucose. Loại đường này được hấp thu tại ruột và hòa tan vào máu. Trong lúc này, tuyến tụy sẽ tiết ra một loại hoocmon có tên gọi là insulin, có tác dụng đưa glucose vào các tế bào để cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Nếu khả năng hoạt động của insulin gặp vấn đề hoặc lượng đường glucose trong cơ thể tăng lên quá mức vượt làm việc, khiến insulin không thể nào đáp ứng được. Khi đó, một lượng đường sẽ không chuyển hóa thành nguồn năng lượng cho cơ thể và bị dư thừa trong máu. Tình trạng lượng đường vượt quá tỷ lệ cho phép trong máu thì được gọi là bệnh tiểu đường.
Tiểu đường hay còn được gọi là đái tháo đường, là một bệnh rối loạn chuyển hóa carbohydrate. Bệnh chủ yếu do tuyến tụy sản xuất thiếu hoocmon insulin hoặc hoocmon này bị giảm khả năng tác động trong cơ thể, dẫn đến lượng đường trong máu luôn ở mức cao.
Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh hiểm nghèo khác như: suy thận, mù mắt, tai biến mạch máu não, tim mạch vành,…
Đái tháo đường xảy ra khi tình trạng lượng đường trong máu vượt quá tỷ lệ cho phép
2. Bạn đang bị tiểu đường loại nào?
Thông thường, bệnh tiểu đường gồm 2 thể bệnh chính:
Tiểu đường type 1
Tiểu đường type 1 là bệnh do sự bất thường của tế bào β đảo Langerhans làm giảm tiết hormon insulin hoặc không tiết ra insulin gây nguy hiểm đến tính mạng. Phần lớn bệnh xảy ra ở trẻ em và người trẻ tuổi (dưới 20 tuổi) chiếm khoảng 5 - 10% tổng số người bị Đái tháo đường. Ở thể bệnh này, các triệu chứng thường xảy ra đột ngột và tiến triển nhanh, vì vậy có thể nhận biết được bệnh.
Nguyên nhân: nguyên nhân của bệnh đái tháo đường loại 1 chưa được xác định rõ. Các bác sĩ cho rằng, nguyên nhân gây bệnh là chủ yếu do di truyền kết hợp với tác nhân môi trường.
Bạn có nguy cơ bị bệnh cao nếu mẹ hoặc anh, chị, em của bạn bị đái tháo đường loại một.
Bệnh tiểu đường type 2
Đây là thể bệnh phổ biến nhất, thường gặp ở những người trên 40 tuổi và đang có xu hướng trẻ hóa. Số ca bệnh ở thể này chiếm khoảng 90 - 95 % tổng số bệnh nhân bị đái tháo đường. Bệnh không biểu hiện triệu chứng cơ năng nên khó phát hiện.
Ngoài hai thể bệnh chính trên, thì còn một thể bệnh chỉ xảy ra ở phụ nữ mang thai.
Bệnh tiểu đường thai kỳ
Đây là tình trạng bất thường trong quá trình trao đổi carbohydrate. Tiểu đường thai kỳ sẽ hết ngay sau khi sinh con. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các tác động xấu, ảnh hưởng đến mẹ và bé.
Nguyên nhân: Ở phụ nữ mang thai, nhau thai tạo ra các kích tố để giúp duy trì thai kỳ. Những kích tố này làm cho các tế bào có khả năng kháng insulin tốt hơn. Khi tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin để vượt qua sức đề kháng này, thì lượng đường tích tụ trong máu tăng lên dẫn đến tiểu đường trong thai kỳ.
Tiểu đường khi mang thai có thể gặp phải các biến chứng ảnh hưởng đến mẹ và bé
3. Triệu chứng nhận biết bệnh
Dưới đây là một số triệu chứng điển hình của bệnh:
Ngoài ra, người bệnh còn có những biểu hiện như: khô miệng, buồn nôn, mờ mắt, chậm lành vết loét,… Để biết chắc chắn mình có bị bệnh hay không, bạn nên gặp bác sĩ và thực hiện các xét nghiệm.
Bạn nên thực hiện các xét nghiệm để biết chắc chắn mình có bị đái tháo đường hay không
4. Biến chứng có thể xảy ra
Người mắc bệnh tiểu đường càng lâu thì càng khó kiểm soát lượng đường có trong máu. Lúc này nguy cơ xảy ra các biến chứng tăng lên, chúng phát triển dần dần, nếu nặng có thể đe dọa đến tính mạng.
Một số biến chứng có thể xảy ra đối với người bệnh đó là:
Các biến chứng có thể gặp khi bị bệnh tiểu đường
Các biến chứng có thể gặp khi mang thai:
5. Điều trị bệnh tiểu đường
Khi phát hiện mình bị đái tháo đường, bạn cần đến bác sĩ để được thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm. Nếu bạn bị tiểu đường type 1, cơ thể không tự sản xuất insulin vì vậy bạn cần dùng chúng trong suốt quãng đời còn lại. Nếu bị tiểu đường type 2, bạn cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống và luyện tập thể dục thường xuyên. Đồng thời, bạn cũng có thể sử dụng thuốc uống hoặc tiêm insulin, metformin để kiểm soát lượng đường trong máu.
Để bệnh không tiến triển nặng hơn, người bệnh nên ăn nhiều những thực phẩm có hàm lượng đường thấp, ăn nhiều rau xanh, chia nhỏ bữa ăn. tập thể dục thường xuyên.
Người bệnh nên ăn nhiều rau xanh và uống nhiều nước ép trái cây
Khi bị bệnh tiểu đường, bạn nên hạn chế ăn những thực phẩm:
Bệnh tiểu đường có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, nếu bạn nghi ngờ mình mắc phải chứng bệnh này thì nên tìm đến bác sĩ để thăm khám và có biện pháp chữa trị kịp thời. Ngoài ra, một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học, tập luyện thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn có một sức khỏe tốt, giúp phòng ngừa bệnh tốt hơn.
Trên đây là những thông tin Hoàng Linh Biotech sưu tầm được, mong hữu ích cho Quý khách hàng.
Người bệnh tiểu đường có dùng Đông Trùng Hạ Thảo được không?
Người bệnh tiểu đường nên ăn gừng vào thời điểm này để ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng