Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, Yến Sào có giá trị dinh dưỡng rất cao, giàu protein, chứa nhiều acid amin và khoáng chất có lợi cho sức của con người. Đây đều là những nguyên tố cần thiết cho cơ thể nhưng lại không thể tự tổng hợp được. Vậy yến sào là gì? Công dụng của yến sào như thế nào? Hãy cùng Hoàng Linh Biotech tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Yến sào là gì?
Yến sào, hay tổ chim yến (hay đúng hơn là tổ chim yến làm ở trong hang/động (sào huyệt), tiếng Hoa: 燕窩), là tên một loại thực phẩm - dược phẩm nổi tiếng được làm bằng tổ chim yến. Đây là món cao lương mỹ vị của các quốc gia Đông Á như Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Indonesia và một số quốc gia khác. Ở Việt Nam, yến sào được xếp vào hàng Bát Trân (tám món ăn cao lương mĩ vị). Món súp yến sào được mệnh danh là "món trứng cá caviar của phương Đông". Món yến sào đã được người Trung Hoa tiêu thụ từ cách đây 400 năm.
Đây thực chất là nước bọt của chim yến tiết ra để làm tổ chuẩn bị cho mùa sinh sản, khi tiếp xúc với không khí sẽ đông cứng lại, quá trình xây tổ kéo dài khoảng 50 ngày sẽ hoàn thành. Khi chim con đã đủ trưởng thành và bay đi thì lúc này chim bố mẹ cũng dời đi xây tổ mới chuẩn bị cho mùa sinh sản tiếp theo, lúc này ta mới thu hái tổ mà không ảnh hưởng đến chim.
Hình 1. Tổ yến
Tổ yến được tìm thấy trên vách đá, hang động nơi chim yến sinh sống. Tổ yến được thu hoạch là tổ chim trắng Aerodramus fuciphagus (yến Hàng) và tổ chim yến đen Aerodramus maximus (yến Tổ đen) nhưng chỉ có loại tổ yến của yến Hàng là được biết đến dưới tên Yến Đảo trên thị trường. Do tính chất nguy hiểm và hạn chế số lượng đảo có thể khai thác nên loại yến sào này thường có giá cao nhất so với các loại yến sào khác trên thị trường. Tổ trắng và tổ màu hồng máu (yến Huyết) được cho là giàu dinh dưỡng hơn và quý hơn.
Có nhiều loại chim yến khác nhau, cách làm tổ cũng khác nhau: một số làm tổ bằng lông, một số khác làm tổ bẳng cỏ hay rơm rạ, chỉ có hai loại yến là Aerodramus fuciphagus và Aerodramus maximus làm tổ bằng nước bọt, và chỉ có loại tổ này là có thể sử dụng làm thực phẩm. Chim yến bắt đầu làm tổ vào mùa sinh sản (từ cuối tháng 3 đến giữa tháng 5), tổ được làm trong khoảng 33 - 35 ngày. Tổ được xây hình dạng như cái bát được dính vào thành hang đá (hay tường, xà nhà). Tổ yến bao gồm nhiều phiến mỏng được dệt từ nhiều sợi tơ bằng nước bọt chim yến bện vào nhau.
Hình 2. Chim yến làm tổ
Sau khi làm tổ xong, chim yến bắt đầu giao phối và để trứng, chim yến thường đẻ 2 trứng, cách nhau 1 - 4 ngày. Trứng nở sau 22 - 26 ngày, chim con rời tổ khi khoảng khoảng 40 - 45 ngày tuổi. Trong suốt quãng thời gian này, cả chim bố và chim mẹ thay nhau ấp trứng và kiếm mồi nuôi con.
Dựa vào đặc tính làm tổ và sinh sản của chim yến, người ta thường thu hoạch tổ yến vào một trong 3 thời điểm:
- Khi chim yến vừa làm tổ xong, chưa kịp đẻ trứng. Tổ thu hoạch lúc này thường nhỏ hơn những lúc khác do sau khi đã đẻ trứng chim yến vẫn tiếp tục xây tổ dày thêm. Khi chim yến chưa kịp đẻ trứng mà phát hiện ra mất tổ sẽ lập tức xây lại tổ mới.
- Khi chim yến đã đẻ trứng nhưng trứng chưa kịp nở. Tổ yến thu hoạch lúc này lớn hơn, ít tạp chất, nhưng sẽ làm ảnh hưởng đến số lượng của chim yến cho trứng không nở được.
- Khi chim non đã rời tổ. Phương pháp này giúp bảo vệ số lượng chim yến và hạn chế tối đa ảnh hưởng đến đời sống của chim yến, vì chim non đã rời tổ có thể tiếp tục nhân giống, còn chim bố mẹ vào mùa sinh sản sau sẽ xây lại tổ mới. Tổ yến thu hoạch bằng phương pháp này có khối lượng lớn nhất, tuy nhiên thường lẫn nhiều tạp chất như lông, phân, do chim non đã lớn lên trong tổ yến.
Phân loại
Theo nguồn gốc
- Tổ yến hoang/trong động
- Tổ yến trong nhà
Theo màu sắc
- Huyết yến
- Hồng yến
- Bạch yến
Theo quan niệm
Những người thợ Yến và buôn bán Yến chuyên nghiệp thường phân biệt theo đẳng cấp như:
- Huyết (Đỏ, do vị trí chim yến làm tổ, tổ dần dần chuyển sang màu đỏ) - (Đây là loại tổ yến tốt nhất và có giá trị kinh tế cao nhất)
- Hồng (Màu hồng, do vị trí chim yến làm tổ, tổ dần dần chuyển sang màu hồng)
- Quan (To, khoảng 10g trở lên)
- Thiên (Ở trên cao, tổ trắng, từ 8 – 10g)
- Bài (Yến nhỏ hơn 6- 7g)
- Địa (Nằm dưới cùng của vách núi, đen, bẩn)
- Vụn (Tổ yến bị vỡ do khai thác hoặc vận chuyển)
Thành phần và công dụng
Trong một số tài liệu được cung cấp bởi các nhà phân phối yến sào, tổ yến được cho là có nhiều thành phần dinh dưỡng quý hiếm, điển hình là một số loại protein và amino acid như amide, humin, arginine, cystine, histidine, and lysin.
Ngoài ra, tổ yến còn được cho là chứa các khoáng chất như calci, sắt, kali, phosphor và magnesi. Về tác dụng của tổ yến, một số tài liệu cho rằng tổ yến giúp bổ phổi, cường thân, tăng cường hệ miễn dịch, đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào, giúp người bệnh nhanh phục hồi, thậm chí còn hỗ trợ bệnh nhân AIDS chống lại virus HIV.
Yến Sào có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng giá trị với hàm lượng protein cao, bao gồm 18 loại acid amin và 31 nguyên tố vi lượng cần thiết cho các quá trình trao đổi chất của cơ thể mà chúng ta không thể tự tổng hợp được từ thức ăn. Các thành phần chất dinh dưỡng có trong yến sào đều ở dạng tươi, dễ hòa tan nên cơ thể dễ dàng hấp thụ.
Yến Sào có tác dụng nuôi phế âm, tiêu đờm, cầm ho và chữa các chứng bệnh lao lực, suy yếu, sốt do lao suyễn, bổ huyết. Sản phẩm yến sào còn được sử dụng để phục hồi sức khỏe cho người mới ốm dậy, người kém ăn, khó ngủ, phục hồi sau phẫu thuật, làm vết thương chóng lành.
Chính vì những lợi ích đó, hiện nay công ty Hoàng Linh Biotech đã nghiên cứu và phát triển dòng sản phẩm Đông Trùng Yến Thảo, được Sở Khoa học công nghệ TP. Hồ Chí Minh cấp bằng sáng chế và đạt chuẩn ISO 22000:2018.
Hình 3. Sinh khối nấm Đông Trùng Yến Thảo của công ty TNHH Hoàng Linh Biotech
Tags: đông trùng hạ thảo HLB, trà túi lọc đông trùng hạ thảo, đông trùng yến thảo, tác dụng của đông trùng hạ thảo